10 câu “tục ngữ” kinh điển của cổ nhân ngàn năm vẫn áp dụng!
Tục ngữ là gì?
Phải chăng đó là kinh nghiệm của cổ nhân? Hay đó là thứ cặn bã bị xã hội bỏ rơi?
Trong nhận thức của nhiều người, ấn tượng về câu tục ngữ là thứ đến sau, cái gọi là tục ngữ chỉ là một số câu lạc hậu.
Kỳ thật không phải như vậy, những câu tục ngữ này chính là kinh nghiệm của tổ tiên, trải qua vô số trải nghiệm, mới lưu truyền cho đến ngày nay, truyền từ đời này sang đời khác.
Trong xã hội hiện đại, những câu tục ngữ mà cổ nhân đúc kết vẫn còn nguyên giá trị, ngàn năm sau vẫn mãi trường tồn.
1. Cá không ăn muối cá ươn
Người xưa có câu: Nhà có người già như nhà có bảo bối.
Người già trong nhà tuy đã lớn tuổi, khả năng vận động hạn chế nhưng kinh nghiệm xã hội của họ vẫn còn, và hơn hẳn người trẻ tuổi.
Không thể phủ nhận rằng xã hội hiện nay đang phát triển nhanh chóng và nhiều người già dường như lạc lõng với xã hội, nhưng sẽ thật sai lầm nếu như vì điều này mà không nghe lời khuyên của họ.
Xã hội đang thay đổi nhưng bản chất của xã hội không thay đổi, xét về độ tinh tế của con người thì người già hơn người trẻ rất nhiều.
Vì vậy, đừng nghĩ rằng suy nghĩ của người già không thể theo kịp thời đại, hãy lắng nghe “lời nói của người già” nhiều hơn, để tránh đường vòng và được hưởng lợi suốt đời.
2. Người không dậy sớm thì không có lợi ích gì
“Sử Ký”: “Thiên hạ thịnh vì danh lợi; thiên hạ loạn cũng vì danh lợi”.
Tư Mã Thiên cũng nói rằng việc theo đuổi lợi ích của mọi người giống như nước chảy xuống chỗ thấp vậy, và nó không thể dừng lại.
Con người có bản năng cầu lợi, làm giàu, vì đã là bản năng thì không thể trừ tận gốc mà chỉ có thể khai thông, người ta gọi là “quân tử ái tài, lấy chi có đạo”.
Việc truy cầu lợi ích là điều hết sức bình thường, đồng thời lợi ích là nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động của con người và sự phát triển của xã hội.
3. Một nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ
Cười ba lần một ngày mà không cần uống thuốc.
Mệnh tốt không bằng tâm tính tốt.
Những người rộng lượng là những người vui vẻ và khoan dung.
Rộng lượng là một tâm hồn rộng rãi và thứ tha, rộng lượng là một loại phẩm hạnh và mỹ đức, rộng lượng là một loại lạc quan hào sảng, và là một loại trí huệ.
Rộng lượng, là một trong những cảnh giới cao nhất trong cuộc sống.
4. Đói cho sạch, rách cho thơm
Thà nghèo còn hơn sinh tướng nghèo
“Tướng nghèo” ở đây có nghĩa là làm người không hào phóng và nhỏ mọn.
Ngược lại, giàu hay nghèo, mấu chốt phụ thuộc vào khí chất của bạn.
Xuất thân bần hàn không đáng sợ, bởi vì nghèo khó mà mất đi chí khí, lòng tự trọng và sự rộng lượng, trở nên ích kỷ và hẹp hòi mới đáng sợ.
Nếu bạn nghèo, bạn có thể thay đổi nó thông qua phấn đấu. Nếu tướng nghèo, bẩn thỉu và gớm ghiếc, thì dù bạn giàu có đến đâu, người khác cũng sẽ coi thường bạn.
5. Trong lòng có ân, trong mệnh có phúc
Bước đi trên đời, điều quan trọng nhất là phải có một tấm lòng biết ơn, hãy biết ơn và giữ nó trong tâm trí.
Một người biết cách biết ơn sẽ dễ dàng có được hạnh phúc và sự hài lòng.
Chỉ có luôn nhớ đến những điều tốt đẹp của người khác, chúng ta mới có thể có ánh nắng mặt trời mỗi ngày, có thêm nhiều bạn bè và hạnh phúc đi cùng đến cuối đời. Ngược lại, luôn nhớ đến điều xấu của người khác sẽ chỉ khiến bản thân đau khổ.
Người có lòng biết ơn nhất định là một người lương thiện, có tấm lòng bao la, và trong sáng.
6. Đừng vì ngủ không được mà đổ lỗi cho chiếc giường xiêu vẹo
Trên đời có ba loại chuyện: Việc của ông Trời, việc của người khác và việc của chính mình.
Đừng đẩy việc riêng của mình lên trời, “Thiên vong ngã, phi chiến chi tội” (cái chết là bởi ý Trời chứ không phải nơi chiến tranh); hoặc đẩy nó lên thân người khác “Trời sinh Du, sao còn sinh Lượng”
Nếu vấn đề là ở chính bạn, đừng tìm những lý do khách quan để giải tỏa.
Kỳ thực rất nhiều vấn đề đều do bản thân mình gây ra, chỉ cần chúng ta thay đổi bản thân và tâm thái của mình, thì tất cả hoàn cảnh bên ngoài, kể cả con người, sự vật, mọi thứ đều sẽ từ tâm chúng ta mà thay đổi theo.
7. Sống thì phải làm việc, chết rồi coi như xong
Sống một ngày cần phải nỗ lực một ngày, nỗ lực đến ngày chết thì mới coi như xong.
Lời cổ nhân nghe có vẻ hơi bi quan nhưng thực chất lại đầy triết lý, đời ai mà chẳng bất khuất tiến lên, chết đi sống lại?
Cuộc sống thực sự rất đơn giản, cần làm thì làm, ăn thì ăn, mặt trời mọc rồi mặt trời lặn, ngày qua ngày đều bận rộn như vậy.
Cuộc sống rất phức tạp, có vô số lễ nghĩa của con người, có những ân oán không rõ ràng, một bát nước luôn khó cân bằng, vì một lợi ích nhỏ mà tranh cãi, chửi rủa, thậm chí là đánh nhau.
Khi con người sống, họ chỉ có thể có tôn nghiêm bằng cách dựa vào sự cần cù và trí tuệ của chính mình.
8. Lưỡi là gốc của lợi hại, miệng là cửa phúc họa
Người có học thường không nói lung tung, chỉ có kẻ thất học mới thích nói bậy, nhận xét nhiều.
Lão Tử nói: “Đại xảo nhược chuyết, đại biện nhược nột”. (Lù khù vác cái lu chạy, tâm ngẩm mà đấm chết voi)
Có nghĩa là người thông minh nhất, người thực sự có năng lực, tuy tài giỏi, hiểu biết nhưng thường tỏ ra ngu ngốc chứ không giả vờ thông minh, tuy rằng nói khéo léo nhưng thật giống như không biết nói chuyện.
9. Thân huynh đệ, cũng phải quyết toán rõ ràng
Đừng để tiền phá hủy tình nghĩa.
Trang Tử nói: “Tương du dĩ mạt, bất như tương vong vu giang hồ” (Đồng cam cộng khổ, phiêu bạt giang hồ).
Cá quay về nước quên đi chuyện trên bờ, riêng phần mình bảo trọng, yên tĩnh còn sống, quan tâm lẫn nhau, sống nhẹ nhàng, không tạo gánh nặng cho người khác và chính mình, buông bỏ gánh nặng tiền bạc, và mối quan hệ có thể tiến xa hơn và rộng hơn.
10. Đừng lắc bình đầy, hãy lắc nửa bình
“Thà im lặng để người khác nghi ngờ ta nông cạn, còn hơn mở miệng lại bộc lộ sự nông cạn của ta”. Đây là một câu nói nổi tiếng đáng ghi nhớ.
Một người càng thể hiện khoe khoang cái gì, thì thường thường là càng thiếu khuyết cái đó.
Đừng hét toáng lên, cũng đừng làm “người khổng lồ về lời nói, người lùn về hành động”.
Thà làm việc tốt một cách thực tế còn hơn nói ngàn lời vạn lời, cuộc sống có tốt đẹp hay không phụ thuộc vào sự chăm chỉ và niềm tin vững chắc của chính mình.
Kỳ Mai biên dịch
Vương Hòa – aboluowang