Lời dặn của cổ nhân: Nam nhi coi trọng ý chí, chớ vì tiền bạc mà thay lòng!

Lời dặn của cổ nhân: Nam nhi coi trọng ý chí, chớ vì tiền bạc mà thay lòng!

Tư Mã Tương Như người gốc Thành Đô, tự Trường Khanh, ông có bản danh là Khuyển Tử, ông là thi nhân rất đa tài, văn hay đàn giỏi thời Tây Hán. Vì quá ngưỡng mộ Lận Tương Như nên ông đã đổi tên thành Tương Như.

Hồi trẻ ông rất ham đọc sách và kiếm thuật, khi trưởng thành, ông làm việc bên cạnh Hiếu Cảnh Đế và trở thành người thường xuyên của võ lâm. Sau đó, ông từ quan và đến nương tựa ở phủ Lương Hiếu Vương, nơi đây ông cùng Mai Thừa và giới văn nhân ngâm thơ làm phú. Tác phẩm “Tử Hư Phú” của ông được nhiều người ca ngợi.

Sau khi Lương Hiếu Vương qua đời, Tư Mã Tương Như trở về Thành Đô và sống một cuộc sống nghèo khó. Huyện lệnh Vương Cát là bạn tâm giao của Tư Mã Tương Như thường mời ông đến Lâm Cùng du ngoạn. Một ngày nọ, Trác Vương Tôn, một thương nhân giàu có ở Lâm Cùng, mở tiệc chiêu đãi Huyện lệnh và Tư Mã Tương Như.

Con gái của Trác Vương Tôn nghe nói Tư Mã Tương Như anh tuấn khôi ngô, có văn tài, sinh lòng lòng ái mộ, thế là trốn ở sau tấm bình phong nhìn lén. Điều này Tư Mã Tương Như đã thấy rõ.

Khi rượu đã nồng, Huyện lênh Lâm Cùng mang nhạc cụ bước tới gần Tư Mã Tương Như nói: “Nghe nói Trường Khanh rất thích chơi đàn, mong được nghe một bài hát cho vui”. Tư Mã Tương Như đã chơi một bản tình ca “Phượng Cầu Hoàng” bày tỏ tình yêu của mình với Trác Văn Quân. Lời bài hát là:

Trác Văn Quân
Trác Văn Quân – Ảnh: minh họa trên Internet

Trác Văn Quân là một trong tứ đại tài nữ nước Thục, xinh đẹp, tài giỏi, biết chơi đàn cầm và giỏi ứng đối.

Sau khi tiệc tàn, Tư Mã Tương Như đã chi rất nhiều tiền để thưởng cho những người phục vụ bên cạnh Trác Văn Quân và để những người phục vụ truyền đạt sự ngưỡng mộ tâm tình của mình với Trác Văn Quân.

Vì vậy, Trác Văn Quân đương đêm mà trốn khỏi nhà cùng chàng, hai người vội vàng trở về Thành Đô vào ban đêm.

Thấy con gái bỏ đi không lời từ biệt, Trác Vương Tôn vừa tức vừa thương, vừa nói: “Con gái ta thật là dại dột, ta không đành lòng làm tổn thương nó, nhưng cũng sẽ không cho nó một xu”.

Tư Mã Tương Như và Trác Văn Quân trở về Thành Đô, khi vào nhà, trong phòng không có gì, trong nhà chỉ có bốn bức tường. Trác Văn Quân đã bán áo khoác lông, đồ trang sức, … để sống.

Qua một thời gian, Trác Văn Quân nói với Tư Mã Tương Như: “Trường Khanh, đây không phải là con đường đi lâu dài. Tại sao chúng ta không cùng nhau về Lâm Cùng vay tiền của các sư huynh để trang trải cuộc sống, cuộc sống sẽ không đến nỗi khốn khó như vậy được”.

Vì vậy, họ trở về Lâm Cùng, bán xe ngựa và mở một cửa hàng rượu. Trác Văn Quân rót rượu tiếp khách, còn Tư Mã Tương Như mặc tạp dề và người làm thuê rửa đồ cốc chén.

Bức "Thượng Lâm Phú" - Ảnh: Internet
Bức “Thượng Lâm Phú” – Ảnh: Internet

Khi Trác Vương Tôn nghe được chuyện này, ông cảm thấy mình thật mất mặt, đóng cửu không ra khỏi nhà nữa. Người thân và bạn bè đã thuyết phục Trác Vương Tôn nên giúp đỡ con gái mình. Sự tức giận của Trác Vương Tôn vẫn không nguôi ngoai, ông không đồng ý, sau này các trưởng lão trong gia đình thuyết phục nhiều lần,Trác Vương Tôn mới đưa cho Văn Quân 100 nô tỳ và 100 vạn quan tiền làm của hồi môn.

Cuộc sống của Tư Mã Tương Như và Trác Văn Quân mới được cải thiện, họ trở về Thành Đô, mua ruộng và nhà, sống một cuộc sống nhàn nhã và sung túc.

Một hôm, Hán Vũ Đế đọc được tác phẩm ” Tử Hư Phú ” của Tư Mã Tương Như , ông rất tán thưởng và nói: “Ta hết lần này đến lần khác không có được người này!”

Vào thời điểm đó, đồng hương của Tương Như đang làm quan trong chiều tiến cử Tư Mã Tương Như cho Hán Vũ Đế. Tư Mã Tương Như đã viết “Thượng Lâm Phú” cho Hán Vũ Đế để thuyết phục Hoàng đế. Hoàng đế sau khi thấy vậy rất vui mừng, phong Tư Mã Tương Như làm quan Lang, sau thăng làm Trung Lang Tướng.

Sau khi Tư Mã Tương Như làm quan, chàng có đem lòng yêu mến một thiếu nữ ở Mậu Lăng và có ý muốn lập thiếp. Sau khi nghe tin, Trác Văn Quân đã viết một bài thơ ” Khúc ngâm đầu bạc”.

Bài hát ” Phượng Cầu Hoàng” của chàng nhẹ nhàng làm sao, và thiếp đã hạnh phúc biết bao. Vậy tại sao lại tham tiền bạc và quyền lực mà quên đi người vợ Tào Khang đây!

Tương truyền, sau khi đọc bài thơ này, Tư Mã Tương Như đã nhớ đến mối tình trước của mình và gạt bỏ ý định lấy vợ lẽ. Chiều hôm ấy xe ngựa cao quý nhằm hướng Thành Đô mà trở về.

Đoạn thơ nổi tiếng trong “Khúc ngâm đầu bạc” của Trác Văn Quân: “Nguyện đắc nhất tâm nhân, Bạch đầu bất tương li”, (Mong có được người một lòng không thay đổi, Đến khi đầu bạc chẳng xa nhau), hay câu “Nam nhi trọng ý khí, Hà dụng tiền đao vi.” (Nam nhi coi trọng ý chí, Sao lại vì tiền bạc (mà thay lòng)!). Đã trở thành câu thành ngữ nổi tiếng nhắc nhở và cảnh tỉnh thế nhân về Đạo nghĩa vợ chồng.

Hôn nhân là sự khởi đầu của các mối quan hệ giữa con người với nhau trong xã hội, mối quan hệ vợ chồng cần thuận với Đạo của đất trời, có liên quan đến vinh nhục của tổ tiên, còn có trách nhiệm nối dõi tông đường, kế thừa tổ nghiệp, đồng thời cũng là trách nhiệm ổn định xã hội, cho nên việc hôn nhân nhất định phải chính không thể làm trái được.

Nguyệt Hòa
Theo Sound of hope



Bạn có thể thích những bài đăng này