Người lương thiện nhìn gì cũng thấy tốt đẹp, người tâm địa hẹp hòi nhìn gì cũng thấy u ám, xấu xa!

Người lương thiện nhìn gì cũng thấy tốt đẹp, người tâm địa hẹp hòi nhìn gì cũng thấy u ám, xấu xa!

Muốn cuộc sống tốt đẹp hơn, có nhiều niềm vui hơn, hạnh phúc hơn thì chỉ có cách duy nhất là tự thay đổi chính mình. Khi chúng ta chịu thay đổi, chúng ta sẽ thấy mình trưởng thành hơn, chín chắn hơn và có nhiều cơ hội thành công hơn. 

Trong đời ai cũng mong muốn mình có một cuộc sống hạnh phúc, nhưng cuộc sống vốn dĩ có nhiều điều xảy ra không như ta mong muốn. Nhiều người vì muốn cải thiện cuộc sống mà cố thay đổi những thứ xung quanh, muốn người khác thay đổi theo ý mình, nhưng rồi kết quả đạt được thì ngược lại.

Sống ở đời, chuyện không như ý cũng thường xuyên xảy đến, người thấy không thuận mắt cũng thường xuyên tiếp xúc. Nếu chúng ta có một thái độ bình thản để đối mặt, thì sẽ không thể bị phiền não bởi những chuyện vặt vãnh này.

Kì thực, con người sống ở đời có rất nhiều chuyện phiền não, đều là có căn nguyên từ tâm của bản thân chúng ta, đôi khi chúng ta quá chấp nhất vào thứ gì đó, trong tâm chứa nhiều dục vọng, truy cầu,… Bởi vậy, nếu muốn thay đổi mọi thứ, đầu tiên phải thay đổi cái tâm của bản thân.

“Tôi” là gốc rễ của mọi vấn đề

Nội tâm lúc nào cũng an định tự tại, thì bất luận là ở trong hoàn cảnh như thế nào, chúng ta đều có thể cảm thấy thanh thản và ung dung. Nội tâm lúc nào cũng đầy phiền muộn, trắc trở thì dù có ở nơi phong thủy đắt giá, ngồi trên đống vàng thì cũng luôn cảm thấy thống khổ, đau đớn.

Trong “Thái Căn Đàm” có ghi chép lại một câu chuyện như sau: Khương Tử Nha và Thân Công Báo cùng lên núi Côn Luân học nghệ, trước khi xuống núi, Sư phụ đưa cho họ mỗi người một cuốn ‘kì thư’.

Khương Tử Nha thấy trong sách là cảnh tượng núi non hình vĩ, đẹp đẽ và tráng lệ, có cảm giác tường hòa, yên bình. Thân Công Báo lại nhìn thấy trong sách toàn là cảnh đốt, cướp, chết chóc, có máu chảy thành sông.

Sư phụ nghe xong liền cảm thán: “Người có tâm lương thiện, nhìn cái gì cũng thấy đẹp đẽ, mỹ hảo. Người tâm địa hẹp hòi, nham hiểm và xảo quyệt, nhìn gì cũng đều thấy u ám, xấu xa”.

Mọi cảm xúc của con người: Hỷ, nộ, ai, lạc,… đều được quyết định bởi trái tim của họ, nội tâm của con người chính là nguồn gốc của mọi thứ, là căn nguyên của sự phiền não, cũng là gốc rễ của hạnh phúc. Nếu bạn không muốn bị phiền não, ủ rột và chán nản, trước tiên cần học cách điều chỉnh tâm thái của chính mình.

Khi gặp chuyện, đừng chỉ hướng ngoại mà tìm, cũng đừng luôn chỉ trích lỗi sai của người khác, hãy cố gắng tìm lý do ở bên trong tự mình, như vậy mới có thể giải quyết triệt để gốc rễ của vấn đề.

Khi bạn luôn muốn nghỉ việc, hãy dành vài phút để tự suy ngẫm: Là do công việc đó rất tệ, hay là vì bản thân bạn luôn mang phiền não và oán hận mỗi khi làm việc? Hay khi bạn luôn cảm thấy đau khổ trong tình yêu, là vì đối phương không đủ tốt, hay là do bạn chưa đủ thấu hiểu và khoan dung?

Có rất nhiều lúc, gốc rễ căn nguyên của vấn đề nằm ở chính bản thân mỗi người. Người đang làm phiền bạn có thể đến đây để giúp bạn. Người đang làm bạn đau khổ, rất có thể họ đến đây để ‘độ’ bạn.

Khi bạn thay đổi, mọi thứ cũng thay đổi

Cảnh tùy tâm chuyển, lòng người vui thì cảnh vật cũng vui, lòng người phiền muộn thì mọi thứ xung quanh cũng trở nên u ám.

Hoàn cảnh xung quanh của một người sẽ thay đổi tùy theo nội tâm của bản thân họ, và môi trường xung quanh một người, kì thực chính là phản ánh của thế giới nội tâm.

Nếu bạn muốn sống một cuộc sống suôn sẻ, bạn phải học cách nhìn vào bên trong. Mọi mỗi khổ, niềm vui trong cuộc sống, phần lớn là do tâm mình tạo thành. Một người luôn nghĩ đến những chuyện vui, tích cực, thì tâm thái của họ sẽ luôn vui vẻ, tường hòa. Một người luôn nghĩ đến những chuyện bi thương và đau khổ, thì lúc nào cũng cảm thấy u sầu, chán nản.

Trong tâm không vướng bụi trần thì tâm ắt tự an yên, mọi phiền não cũng đều từ tâm mà sinh ra. Thay đổi tâm thái của chính mình, mọi thứ cũng từ đó mà tốt lên.

Một lần nọ, có một người rất thích bướm, anh ta mua lưới và giày thể thao để đuổi bướm. Sau khi đuổi bắt một hồi, anh ta chỉ bắt được vài con, những con bướm vùng vẫy trong lưới, nhìn thật không đẹp chút nào. Anh ta cảm thấy vô cùng thất vọng.

Một người khác cũng rất thích bướm, anh ta bèn trồng những chậu cây xinh xắn bên cửa sổ, sau đó lặng lẽ ngồi bên cạnh khóm hoa và nhâm nhi tách trà, nhìn đàn bướm bay lượn tới để thi nhau hút mật, trong lòng cảm thấy rất vui.

Mọi chuyện muốn giải quyết êm thỏa, tốt đẹp thì trước hết phải tịnh tâm, hướng nội. Hãy làm tốt những việc của bản thân, mọi thứ sẽ thuận theo và thay đổi theo chiều hướng tích cực.

Cổ ngữ có câu: Thân khỏe chẳng thà tâm an, nhà to không bằng tấm lòng rộng lớn.

Trái tim rộng một tấc, đường rộng một tấc. Trái tim rộng thênh thang, đường cũng hóa đại dương bất tận.

Khi tấm lòng rộng mở, muộn phiền cũng theo đó mà xua tan, mỗi ngày đều sẽ trở nên thuận tiện, cuộc sống sẽ hài hòa thoải mái.

Của cải vật chất, không phải là của cải thực sự, sự giàu có và phong phú trong tâm, đó mới là trân quý nhất, là điều mà mỗi người nên hướng tới.

Cuộc sống vốn dĩ vô thường và ngắn ngủi, rất nhiều chuyện chúng ta không nhất thiết cứ phải so đo, tính toán. Làm người, trái tim to lớn bao nhiêu thì sẽ thành tựu bấy nhiêu. Tâm địa vô tư, rộng lớn và thoáng đãng thì sẽ có sức chứa vô hạn, có thể bao dung hết thảy mọi thứ nơi thế gian.

Lan Hòa biên dịch
Nguồn: Secretchina – Wendy



Bạn có thể thích những bài đăng này