Tại sao Khổng Tử học đàn có thể biết được màu da, ngoại hình và khí chất của người sáng tác?

Vào thời Xuân Thu, ở nước Lỗ có một bậc thầy về âm nhạc tên là Sư Tương. Rất nhiều người ngưỡng mộ theo ông học đàn; trong đó có cả Khổng Tử. Năm 30 tuổi, Khổng Tử đã bái Sư Tương làm thầy dạy đàn của mình.

Tài gảy đàn của Sư Tương vang danh khắp thiên hạ. Khi ông gảy đàn, chim chóc bay lượn theo tiếng nhạc, cá dưới hồ cũng nhảy lên mặt nước để thưởng thức. Tài nghệ của Sư Tương vượt ra khỏi nước Lỗ. Nhiều người yêu âm nhạc đã không quản ngại xa xôi; lặn lội đến bái Sư Tương làm thầy, trong đó có Khổng Tử.

Cách thẩm thấu âm nhạc của Khổng Tử

Khổng Tử học đàn chăm chỉ ngay từ bản nhạc đầu tiên. Sau 10 ngày không ngừng luyện tập, kỹ thuật chơi đàn của Khổng Tử đã thành thạo.

Thầy nghe Khổng Tử đàn xong khúc nhạc liền bảo “Khúc nhạc này con đã rất thuần thục, có thể chuyển sang bản tiếp theo rồi”. Nghe xong, Khổng Tử đứng lên kính cẩn đáp “Thưa thầy, con tuy đã quen với khúc nhạc này, nhưng vẫn chưa thành thục kĩ thuật của nó”. Khổng Tử lại tiếp tục luyện tập bản nhạc này như mọi khi.

Sau đó vài ngày nữa, Sư Tương nghĩ rằng kỹ thuật của Khổng Tử đã điêu luyện, và âm nhạc chơi cũng rất hài hòa. Nên ông nói “Con chơi đã rất tốt, con có thể chuyển sang học bản khác!”. Khổng Tử thưa “Mặc dù đã thành thục kỹ thuật, nhưng con vẫn chưa hiểu rõ tình cảm, tư tưởng của bài hát này.”

Cảm nhận được nội hàm tác phẩm, nhìn thấy ngoại hình và tính cách của tác giả

Một ngày nọ, Sư Tương đến nhà của Khổng Tử. Sau khi nghe Khổng Tử đàn, ông lập tức bị mê hoặc bởi tiếng đàn phát ra. Kết thúc bài hát Thầy khen ngợi “Con đã hiểu được tình cảm và tư tưởng chứa trong bản nhạc đó. Chúng ta học khúc mới đi!”. Thế nhưng Khổng Tử lại nói “Con vẫn chưa lĩnh hội được người sáng tác bản nhạc này là người như thế nào!”.

Thời gian cứ như thế lại trôi qua. Một hôm, Khổng Tử hết sức vui mừng đến thưa với Sư Tương “Thưa thầy, con đã hình dung được tác giả của khúc nhạc này là người như thế nào rồi ạ. Đó là người có khuôn mặt trang nghiêm với thân hình vạm vỡ; ánh mắt sáng ngời. Người đó lấy tâm đức quy phục lòng người, cảm hóa tứ phương. Người như vậy, ngoài Chu Văn Vương thì không thể là ai khác”.

Vừa dứt lời, Sư Tương kinh ngạc nói với Khổng Tử “Con thật sự tài năng! Sư phụ của ta từng nói với ta rằng tác phẩm này là của Chu Văn Vương. Sự chăm chỉ và nỗ lực của con thật tuyệt vời!”.

Tại sao Khổng Tử có thể cảm nhận được ngoại hình và khí chất của tác giả qua tác phẩm?

Sự hiểu biết của Đạo giáo về vũ trụ mang tính chất ba chiều. Nếu đúng như vậy thì một tác phẩm sẽ mang tất cả thông tin của chính tác giả; nên có thể cảm nhận được màu da, ngoại hình, khí chất của một người từ các tác phẩm âm nhạc của người đó.

Khổng Tử là bậc tài hoa uyên bác; ông được coi là một trong 3 nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất tới văn hóa Á Đông đó là: Khổng Tử, Phật Thích Ca Mâu Ni và Lão Tử.

Không chỉ là học đàn, mà trong bất cứ việc gì Khổng Tử cũng đều tìm hiểu tường tận gốc rễ. Làm chuyện gì cũng không vội vã, lĩnh hội từng chút để có thể thấu hiểu và tường tận tri thức trong thiên hạ. Đó là phong thái của một học giả Nho gia và cũng là nhân cách đáng để chúng ta học theo.

Nguồn: Mucnews



Bạn có thể thích những bài đăng này