Vì sao chỉ bánh Chưng bánh Dày mà Lang Liêu được nối ngôi vua Hùng?

Vì sao chỉ bánh Chưng bánh Dày mà Lang Liêu được nối ngôi vua Hùng?

Màu vàng của nhân đậu thuộc Thổ, màu trắng của gạo thuộc Kim, nước luộc bánh là Thủy, lá dong thuộc về Mộc, và cuối cùng màu đỏ hồng của thịt heo thuộc về Hỏa…

Truyền thuyết bánh Chưng bánh Dày

Chuyện kể rằng, sau khi phá được giặc Ân, Hùng Vương cho triệu 22 vị quan lang, công tử lại, muốn truyền ngôi cho người nào tỏ được lòng hiếu thuận, cung tiến tổ tiên thức ngon vật lạ…

Bấy giờ có vị công tử thứ 18 tên gọi Lang Liêu, mồ côi mẹ từ nhỏ, xung quanh lại chẳng có nhiều thuộc hạ giúp đỡ. Trong khi các anh em khác đang ra sức phái người đi khắp trong vùng, truy tìm trân cam mỹ vị thì Lang Liêu chẳng biết xoay xở ra sao, đêm ngày lo lắng.

Một đêm kia, mộng thấy có Thần nhân tới nói rằng: “Các vật trên trời đất và mọi của quý của người không gì bằng gạo. Gạo có thể nuôi người khỏe mạnh mà ăn không bao giờ chán, các vật khác không thể hơn được. Nay đem gạo nếp làm bánh, cái hình vuông, cái hình tròn để tượng trưng hình trời đất rồi dùng lá bọc ngoài, ở trong cho mỹ vị để ngụ ý công đức sinh thành lớn lao của cha mẹ”.

Lang Liêu tỉnh dậy, mừng rỡ mà nói rằng: “Thần nhân giúp ta vậy!” Nói rồi bèn y theo lời dặn trong mộng mà làm.

Đầu tiên chọn thứ gạo nếp trắng tinh, lặt lấy những hạt tròn mẩy không bị vỡ, vo cho thật sạch, lấy lá xanh bọc xung quanh thành hình vuông, cho trân cam mỹ vị vào bên trong để tượng trưng cho trời đất, vạn vật rồi nấu chín, gọi là Bánh Chưng.

Vì sao chỉ bánh Chưng bánh Dày mà Lang Liêu được nối ngôi vua Hùng3
Cho trân cam mỹ vị vào bên trong để tượng trưng cho trời đất, vạn vật rồi nấu chín, gọi là Bánh Chưng

Kế đến lại lấy gạo nếp nấu chín, giã cho nát, nặn thành hình tròn, tượng trưng cho Trời gọi là Bánh Dày.

Đến hạn, Hùng Vương truyền các con bày vật tiến lên. Xem qua khắp lượt, thấy không thiếu thứ gì. Duy có Lang Liêu chỉ tiến dâng bánh chưng và bánh dày. Vua Hùng lấy làm kinh ngạc, Lang Liêu đem giấc mộng thuật lại.

Vua đem nếm, thấy ngon miệng không chán, hơn hẳn các thứ sơn hào hải vị khác, tấm tắc khen hồi lâu rồi trao giải nhất cho Lang Liêu trong sự ngỡ ngàng của quần dân. Đến ngày Tết, vua thường lấy bánh này dâng cúng tổ tiên cha mẹ.

Ngũ hành trong chiếc bánh Chưng

Theo ngũ hành tương sinh chúng ta có: Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa.

Dù đơn giản, chiếc bánh chưng vuông lại tượng trưng cho ngũ hành. Chúng ta hãy xem ngũ hành trong chiếc bánh Chưng như thế nào:

Trên chiếc bánh từ khi chuẩn bị, ta thấy trung tâm là nhân chiếc bánh có Thổ là màu vàng của đậu, nguyên liệu chủ yếu có Kim là màu trắng của của gạo nếp, kế đó nước luộc bánh chưng thuộc về Thủy, là màu xanh của lá dong gói bánh thuộc về Mộc, và cuối cùng màu đỏ hồng của thịt heo thuộc về hành Hỏa.

Vì sao chỉ bánh Chưng bánh Dày mà Lang Liêu được nối ngôi vua Hùng (3) 8
Ngũ hành trong chiếc bánh Chưng

vậy là trong chiếu bánh Chưng có đủ ngũ hành, hơn nữa từ lúc chuẩn bị là nữ hành rời rạc, đến khi thành chiếc bánh thì ngũ hành đã hòa quyện vào làm một khối vuông vức tượng trưng cho mặt đất.

Vị Đạo trong chiếc bánh Dày

Ngoài bánh Chưng ra còn có bánh Dày. Loại bánh rất đơn giản chỉ làm từ gạo, màu trắng hình tròn nằm bên cạnh bánh Chưng màu xanh hình vuông.

Phải chăng đó là thể hiện sự kính cẩn tuân theo Thiên Mệnh của nhà vua, vì Đạo Trời lúc nào cũng rất gần với chúng ta và bao trùm lên tất cả (bánh Dày màu trắng và bên trong bánh chưng chủ yếu cũng là màu trắng).

Rộng lớn hơn nữa, nếu nói bánh chưng là tượng trưng cho quốc gia và thành quả của nhà vua, vậy thì nồi luộc bánh (nồi tròn kim loại) chứa cả ngũ hành phải chăng chính là vũ trụ?

Nói chính xác hơn nó chính là tượng trưng cho cái lò luyện kim đan của người tu luyện (hoàng đế thời Thượng Cổ) và quốc gia chính là Kim Đan mà ông phải luyện thành.

Vì sao chỉ bánh Chưng bánh Dày mà Lang Liêu được nối ngôi vua Hùng 5
Hình chiếc bánh Dày đặt trên nền như chiếc lò luyện đan của người tu Đạo

Nếu như lò không đủ lửa (đạo đức không đủ) và nước không trong sạch và không sôi (trí huệ tăm tối và không coi trọng việc tu đức) thì ắt quốc gia sẽ loạn (bánh hư) và kim đan bất thành (tu không đắc Đạo).

Nhờ Thần linh chỉ điểm, Văn Lang tồn tại 2700 năm, lâu nhất trong lịch sử

Thời Thượng Cổ, con người đạo đức cao thượng, sống hòa nhập với thiên nhiên, kính thờ Trời Đất và Thần linh nên mới có thể giao cảm với thế giới linh thiêng ở tầng cao hơn. Vì thế trong sử sách ta hay bắt gặp những chuyện Thần tiên hiển linh giúp người.

Vậy chứng tỏ rằng Lang Liêu chính là “Chân Mệnh Thiên Tử” có Đức cao được Trời bảo hộ và đã an bài để Lang Liêu nối ngôi báu nên mới giúp đỡ ông chu đáo như vậy.

Thời đại Văn Lang là nền văn minh được Thần linh truyền lại qua thể hiện của sự kết hợp giữa Long tộc và Tiên tộc (Long Quân và Âu Cơ).

Vì lẽ đó mà các vị lãnh đạo tối cao của nền văn minh này đều là Thần (Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân), hay nửa Người nửa Thần (các đời vua Hùng sau Long Quân), hay chí ít cũng là người đạo đức cao thượng và thành kính tu luyện nên lúc nào cũng có thể giao cảm với Thần linh.

Vậy nên nhờ đó mà quốc gia Văn Lang tồn tại gần 2700 năm, lâu dài nhất trong lịch sử Việt Nam và thế giới, chính là nhờ sự lãnh đạo bởi các nhà lãnh đạo đức hạnh cao thượng và Thần linh phù trợ.

Thái An biên dịch

Nguồn: dkn.tv



Bạn có thể thích những bài đăng này